Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Giải quyết chứng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt hay các triệu chứng khó chịu khi đến chu kỳ kinh là vấn đề mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng gặp phải. Rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, từ đau bụng kinh (thống kinh) đến kinh nhiều, kinh dày (đa kinh), kinh thưa, kinh ít (thiểu kinh, vô kinh). Các bất thường kinh nguyệt đem lại sự khó chịu cho phụ nữ và có thể làm giảm khả năng thụ thai. Chẩn đoán sớm và điều trị rối loạn kinh nguyệt là điều cần thiết để đem lại cuộc sống tự tin, hạnh phúc cho phái nữ. Hãy tham vấn với bác sĩ sản phụ khoa khi bạn bị bất cứ bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt.

Tìm hiểu chung

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?

Chu kỳ kinh nguyệt thường mang lại một loạt các triệu chứng khó chịu. Hội chứng tiền kinh nguyệt, chẳng hạn như đau quặn bụng và mệt mỏi là các vấn đề phổ biến nhất , nhưng các triệu chứng thường mất đi khi chu kì bắt đầu. Tuy nhiên, các bất thường  kinh nguyệt khác nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra như  kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, không có kinh
.
Hãy nhớ rằng chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở mỗi người là khác nhau. Một chu kỳ là bình thường với bạn nhưng có thể bất thường đối với người khác. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chu kỳ kinh nguyệt.
giai quyet chung roi loan kinh nguyet

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn kinh nguyệt là:
  • Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt. Tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Một số phụ nữ trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Những người khác có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể gây đầy hơi, cáu gắt, đau lưng, nhức đầu, đau ngực, nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ, táo bón, bệnh tiêu chảy, đau bụng nhẹ;
  • Rong kinh. Tình trạng này làm bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kì kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày;
  • Vô kinh. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là vô kinh. Vô kinh nguyên phát là khi bạn không có chu kì kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kì kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:
  • Mang thai hoặc cho con bú. Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng;
  • Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức. Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn, giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này có tình trạng kinh nguyệt không đều và bạn có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm;
  • Suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm là chỉ tình trạng buồn trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm;
  • Bệnh viêm vùng chậu. Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều;
  • U xơ tử cung. U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến và những ai đã có kinh nguyệt đều có thể mắc phải bệnh này. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
giai quyet chung roi loan kinh nguyet

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như:
  • Tuổi. Nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt lúc 11 tuổi hoặc trẻ hơn có nguy cơ cao gặp phải các cơn đau nặng, chu kì kinh dài và nhiều hơn. Trẻ em gái mới dậy thì có thể bị vô kinh trước khi chu kỳ rụng trứng trở nên thường xuyên khi trưởng thành. Những phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị lỡ kinh và thỉnh thoảng bị xuất huyết nặng;
  • Cân nặng. Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và vô kinh;
  • Chu kỳ kinh nguyệt và lượng kinh. Chu kì kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn có thể dẫn đến các cơn đau quặn bụng;
  • Tiền sử mang thai. Những phụ nữ mang thai nhiều lần có nguy cơ cao bị rong kinh. Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có nguy cơ cao bị đau bụng kinh còn những người phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi trẻ có nguy cơ thấp hơn;
  • Hút thuốc. Hút thuốc có thể khiến cho rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn;
  • Căng thẳng. Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể ngăn chặn việc sản sinh ra các hormone luteinizing, dẫn đến vô kinh tạm thời

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Những ghi chú trong chu kì kinh, tần suất chu kì kinh và các triệu chứng mà bạn gặp phải có thể hỗ trợ chẩn đoán.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu, từ đó đánh giá cơ quan sinh sản và xác định xem cổ tử cung hoặc âm đạo có bị viêm hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Pap smear để loại trừ khả năng ung thư hoặc các tình trạng bệnh cơ bản khác.
Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem sự mất cân bằng nội tiết tố có gây ra các vấn đề kinh nguyệt hay không. Nếu bạn cho rằng mình đã có thai, bác sĩ hoặc y tá sẽ sẽ tiến hành xét nghiệm  máu hoặc nước tiểu trong quá trình khám.
Các xét nghiệm khác có thể giúp chẩn đoán nguồn gốc các vấn đề kinh nguyệt của bạn bao gồm:
  • Sinh thiết nội mạc tử cung (phương pháp này trích xuất một mẫu mô từ nội mạc tử cung và gửi đi phân tích thêm);
  • Soi buồng tử cung (bác sĩ sẽ đưa một camera nhỏ vào tử cung để xem có bất kỳ điều gì bất thường không);
  • Siêu âm (thiết lập hình ảnh của tử cung).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt cũng như điều tiết chu kỳ kinh. Nếu là đa kinh hay thiểu kinh so với bình thường có liên quan đến tuyến giáp hoặc các chứng rối loạn nội tiết tố khác thì sau khi bạn áp dụng liệu pháp thay thế hormone, chu kỳ kinh sẽ đều đặn trở lại.
Xem thêm: Cắt tử cung liệu có còn kinh nguyệt không?
Đau bụng kinh có thể là do nội tiết tố hoặc do nguyên nhân khác bạn cũng có thể được chỉ định điều trị để giải quyết vấn đề, ví dụ như uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm vùng chậu.
giai quyet chung roi loan kinh nguyet

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
  • Các yếu tố ăn uống. Điều chỉnh chế độ ăn uống bắt đầu khoảng 14 ngày trước chu kì kinh có thể giúp bạn chỉ gặp một số rối loạn kinh nguyệt nhẹ. Chế độ ăn uống lành mạnh áp dụng cho tất cả mọi người bao gồm ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi. Hạn chế uống cà phê, đường và uống rượu cũng sẽ có ích;
  • Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu;
  • Tập thể dục. Tập thể dục có thể giúp giảm đau bụng kinh;
  • Quan hệ tình dục. Cảm giác cực khoái có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh;
  • Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng, có thể giúp làm giảm đau bụng kinh;
  • Vệ sinh kinh nguyệt. Thay đổi băng vệ sinh từ 4-6 giờ. Bạn hãy tránh sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm  vì chất khử mùi có thể gây kích ứng vùng sinh dục. Bạn không nên thụt rửa âm đạo vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn tự nhiên thường trú trong âm đạo mà chỉ cần tắm rửa thường xuyên để làm sạch.
Phụ nữ là một nửa của thế giới. Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ là điều quan trọng để thể hiện sự yêu thương cũng như nâng niu dành cho phái đẹp. Các chị em phụ nữ hãy học cách yêu thương và tự bảo vệ mình, đừng ngại ngùng khi đi khám sức khỏe và khám phụ khoa thường xuyên định kỳ. Các rối loạn về kinh nguyệt có thể được can thiệp chữa khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện một phần khi được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp. Đặc biệt các rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân của hiếm muộn hoặc vô sinh cần được chữa trị sớm khi phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản thì khả năng hồi phục sự thụ thai mới cao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét